Vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu
Vai trò cuối cùng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng chính là chống lại những nguy cơ bị lợi dụng hoặc chiếm đoạt kết quả đầu tư sáng tạo và bảo vệ cho chủ sở hữu đã đầu tư để tạo ra các tài sản trí tuệ đó, nhờ vậy mà kích thích và thúc đẩy được các nỗ lực trong sáng tạo, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh.
Hiển nhiên vai trò nói trên sẽ không đạt được nếu không khắc phục được tệ nạn xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ngày càng phổ biến như ngày nay. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền sở hưu trí tuệ đối với nhãn hiệu chính là đảm bảo ngăn ngừa và xử lý các hành vi bị coi là xâm phạm. Vì vậy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn và quan trọng đối với sự phát triển của chủ sở hữu quyền, đồng thời nhằm phát huy sự sáng tạo, nghiên cứu, sản xuất, đầu tư kinh doanh đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, việc tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu không được bảo vệ và thực thi bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu thoả đáng, hiệu quả thì sẽ bị coi là thực tiễn thương mại thiếu lành mạnh và là rào cản đối với thị trường tự do và mở cửa như hiện nay. Vì, khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường không cần đầu tư cho sự nghiên cứu, sáng tạo thì họ vẫn có thể bắt chước, sao chép các nhãn hiệu của chủ sở hữu và bán các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự trùng với tên nhãn hiệu đó với giá rẻ hơn nhiều, và vì thế họ sẽ đương nhiên chiếm chỗ và loại bỏ các sản phẩm hợp pháp mà chủ sở hữu đã bỏ công sức, chi phí, sáng tạo ra khỏi thị trường. Do đó, việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng thế nên biện pháp thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu không phát huy hiệu quả sẽ làm tổn hại đến chính sách hội nhập quốc tế và đầu tư nước ngoài, mặc khác nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển không lành mạnh trong kinh doanh.
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thương mại toàn cầu, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã kích thích nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên nhanh chóng và ngày càng đa dạng. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất, các chủ sở hữu quyền phải thực hiện thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu cho sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của mình trước khi tung ra thị trường. Có thể khẳng định rằng, hiện nay không có hàng hoá, dịch vụ có giá trị nào được thị trường chấp nhận mà lại không chứa các đối nhãn hiệu được bảo hộ và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một điều kiện không thể thiếu để các nhà sản xuất có thể duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, có thể nói, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được tạo ra để đáp ứng nhu cầu nhất định của người tiêu dùng và việc đảm bảo thực thi quyền sở hữu công nghiệp cũng chính là bảo đảm cho người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chính hiệu, đảm bảo chất lượng đúng bản chất của nó. Và như vậy, hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng không chỉ bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, mà còn là phương tiện để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
(Người viết tóm tắt nội dung: Tổng giám đốc Lê Đức Quỳnh)
Mọi thông tin cần hỗ trợ dịch vụ vui lòng liên hệ:
Website: https://www.tuvanlequynh.com
Facebook: https://www.facebook.com/tuvanluatsohuutrituelequynh/
Điện thoại/Zalo: 0937295220